hình ảnh hoạt động

hình ảnh hoạt động
Thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh

Thứ Tư, 12 tháng 10, 2011

Báo cáo thành tích. Đề nghị tặng thưởng tập thể lao động xuất sắc

PHÒNG GD&ĐT  HƯƠNG TRÀ        CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 HƯƠNG XUÂN                   Độc lập- Tự do- Hạnh phúc


                                                                                                                      
                                                                                                                  Hương Trà, ngày 20 tháng 5 năm 2011

BÁO CÁO THÀNH TÍCH
              Đề nghị tặng thưởng Tập thể lao động xuất sắc.
I. Sơ lược đặc điểm, tình hình đơn vị:
1.Đặc điểm, tình hình:
Năm học 2010-2011 thực hiện chủ đề “ Tiếp tục đổi mới công tác quản lý , nâng cao chất lượng giáo dục”,  thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Nghị quyết đại hội Đảng các cấp và các nghị quyết, chỉ thị và kế hoạch nhiệm vụ năm học của Ngành, của Phòng GD&ĐT Hương Trà và kế hoạch năm học của nhà trường.Trường tiểu học số 1 Hương Xuân, địa điểm trụ sở chính của trường: Thôn Liễu Nam, xã Hương Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
        Trường Tiểu học số 1 Hương Xuân được thành lập  ngày 19 tháng 6 năm 1995. Trường được xây dựng tại thôn Liễu Nam với tổng diện tích của trường 10.000m2, giảng dạy và giáo dục con em ở 4 thôn. Thôn Trung Thôn, thôn Liễu Nam, thôn Thượng Thôn và thôn Thanh khê. Địa điểm của trường phía nam giáp với xã Hương Chữ, phía bắc giáp với xã Hương Văn, phía tây giáp với xã Hương Bình và phía đông giáp với xóm Tháp xã Hương Xuân.
        Trường có 3 tổ. Tổ Văn phòng. Tổ 1,2 và 3 và Tổ 4,5 và đặc thù. Đơn vị trực thuộc sự quản lý của Phòng GD&ĐT Hương Trà. Tổng số CBGV-NV là 22 người:
 (  02 hợp đồng bảo vệ và y tế ngắn hạn )
        -Quản lý: 02
        -TPT: 01
        -Nhân viên: 04 ( Trong đó có 02 hợp đồng bảo vệ và y tế ngắn hạn)
        -Giáo viên : 10
        -Giáo viên đặc thù: 05
        Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: CBGV-NV đạt chuẩn 100% và trên chuẩn 75%. Trường có Chi bộ riêng có 9 đảng viên, năm 2007 đến năm 2010 chi bộ được công nhận là chi bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu, các tổ chức chính trị chi đoàn và công đoàn
   * Công đoàn CS là một tổ chức đoàn thể quần chúng nằm trong hệ  thống Chính trị của nhà trường có nhiệm vụ tổ chức giáo dục xây dựng tập thể vững mạnh, xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh. Kiểm tra, giám sát pháp luật, chế độ chính sách, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của CNVCLĐ.
- Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước và hoạt động tham gia quản lý của Công đoàn vững mạnh.
- Để đảm bảo quyền lợi, lợi ích hợp pháp, chính đáng Công đoàn có chức năng thông tin một số chính sách có liên quan như chính sách về BHXH, chế độ hợp đồng, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, chế độ tiền lương, tiền thưởng, chế độ bồi thường, kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.
- Để Công đoàn cơ sở thực hiện tốt chức năng bảo vệ quyền lợi của CNVC-LĐ mỗi đoàn viên cần nhận thức đầy đủ các vấn đề cơ bản sau:
- Lợi ích của người LĐ luôn gắn liền với lợi ích Nhà nước và lợi ích của tập thể. Lợi ích của người lao động mà Công đoàn bảo vệ phải luôn là lợi ích hợp pháp, chính đáng được pháp luật thừa nhận chứ không phải là lợi ích bất chính.
- Lợi ích của người LĐ không chỉ là lợi ích kinh tế mà còn là quyền lợi về chính trị, văn hoá, xã hội và tinh thần.
- Người LĐ muốn bảo vệ có hiệu quả quyền lợi của mình cần phản ánh tâm tư, nguyện vọng với Công đoàn các quyền lợi về: Việc làm, tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp khó khăn, thăm hỏi ốm đau, hoạn nạn, hiếu hỉ, nghỉ ngơi, tham quan, học nghiệp vụ, đào tạo, đề bạt, phát triển Đảng và tham gia các tổ chức đoàn thể Chính trị, xã hội …
  Công đoàn đại diện cho người LĐ và tập thể lao động thông qua việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách có liên quan … để thực hiện trách nhiệm bảo vệ của mình.
  Người LĐ phải có trách nhiệm đấu tranh tự bảo vệ các quyền lợi của cá nhân, tập thể LĐ nhưng các quyền lợi này phải hợp pháp, chính đáng, đúng pháp luật.
- Công đoàn thực hiện chức năng bảo vệ quyền lợi cho CNVC LĐ ở các lĩnh vực cụ thể sau:
- Tham gia cùng cấp quản lý sắp xếp, bố trí việc làm hợp lý tạo thuận lợi để người lao động phát huy tốt năng lực của mình và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Tham gia các lĩnh vực tiền lương, tiền thưởng, việc sử dụng quỹ phúc lợi tập thể.
- Tham gia các lĩnh vực BHYT, BHXH, bảo hộ lao động và chăm sóc sức khoẻ người lao động.
- Tổ chức, chỉ đạo việc vay vốn để phát triển kinh tế gia đình và xây dựng quỹ tình thương tại cơ quan đơn vị.
- Công đoàn tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiểm tra việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động.
- Công đoàn phối hợp cùng với nhà trường họp xét nâng lương định kỳ và trước thời hạn, xét sáng kiến cải tiến kỹ thuật, xét thuyên chuyển công tác…. Và tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, TDTT cho cán bộ đoàn viên.
- Tham gia xây dựng và ban hành các chính sách đối với người lao động.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và các chế độ chính sách cho người lao động. Tổ chức các hoạt động gặp mặt, kỷ niệm ngày truyền thống, hội thao, hội diễn, tổ chức nghỉ ngơi, dưỡng sức, tham quan du lịch … cho CNVCLĐ.
- Công đoàn cùng với chính quyền tổ chức và đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước. Theo dõi, giúp đỡ đôn đốc sơ kết, tổng kết phong trào và lập hồ sơ thủ tục đề nghị khen thưởng đối với Nhà nước và Công đoàn cấp trên.
- Ban nữ công Công đoàn, có nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chế độ, chính sách pháp luật của Nhà nước.
  Kiến thức về giới, gia đình và truyền thống phụ nữ Việt Nam và chuẩn mực người phụ nữ và gia đình Việt Nam trong thời kỳ CNH – HĐH đất nước.
  Kiểm tra giám sát việc thực hiện các chính sách chế độ đối với người LĐ nữ và tổ chức các phong trào hoạt động do Công đoàn CS triển khai. Đánh giá chung trong trường học hoạt động tốt. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học trường có những thuận lợi và khó khăn sau.
Khó khăn: Vùng bán sơn địa chủ yếu là nông nghiệp, ngành nghề ít phát triển hộ đói nghèo chiếm tỷ lệ khá cao trên 14%. Cơ sở vật chất  công trình vệ sinh còn dùng chung thầy và trò. Khó khăn cho nhà trường trong việc xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia. Học sinh đến trường xa nhất 5 km ( học sinh thôn Thanh Khê).
Thuận lợi: Trường được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của Phòng GD&ĐT Hương Trà, sự quan tâm của cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương, sự đồng tình ủng hộ của phụ huynh, học sinh ngoan và hiếu học, tham gia tốt các loại hình bảo hiểm. Trường có đội ngũ giáo viên trẻ tay nghề khá vững vàng. Trường  có học sinh giỏi; học sinh năng khiếu từ cấp Huyện trở lên. Năm học 2007-2008;2008-2009;2009-2010 trường đạt danh hiệu: Tập thể lao động tiên tiến.
Cơ sở vật chất nhà trường ngày càng được củng cố. Năm học 2006-2007 có 6 phòng học xuống cấp, cổng trường hư hỏng, tường thành tạm bợ, đường vào trường chính đất bụi, hằng năm bằng sự nổ lực của thầy trò sự quan tâm của các cấp, từ năm 2008 đến 2011. Mỗi năm học nhà trường trang cấp và xây dựng, tu sửa thêm cơ sở vật chất ngày được khởi sắc, đủ phòng học để giảng dạy cả ngày, có phòng giáo viên, phòng tin, thư viện, phòng Đội TNTP Hồ Chí Minh, phòng làm việc của cán bộ quản lý, có sân bóng đá do Nauy tài trợ… Bên cạnh đó nhà trường đã vận động học sinh cũ, các Doanh nghiệp, CBGV-NV của nhà trường, cùng với phụ huynh xây dựng cổng trường, tường thành, nhà xe, đúc đường… Năm học 2010-2011 trường đã tham mưu lãnh đạo địa phương và vận động nhân dân di dời 115 ngôi mộ trong khuôn viên của nhà trường. UBND xã đã hổ trợ kinh phí di dời mồ mả, xây dựng thêm tường thành, san ủi mặt bằng…để trường có điều kiện xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia.
2. Chức năng, nhiệm vụ:
          -  Trường tổ chức giảng dạy 10 lớp/ 10 lớp học cả ngày, hoạt động giáo dục đạt chất lượng và hiệu quả tốt theo mục tiêu chương trình giáo dục tiểu học do bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
          - Huy động trẻ em đúng độ tuổi 100% ra lớp, vận động trẻ em tàn tật, khuyết tật, trẻ em đã bỏ học đến trường, thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục đúng độ tuổi và phổ cập mức độ 2. Thực hiện chương trình giáo dục tiểu học theo sự phân công của Phòng GD&ĐT Hương Trà. Kiểm tra và công nhận hoàn thành chương trình tiểu học của học sinh trong nhà trường và trẻ em trong địa bàn nhà trường quản lý. Quản lý cán bộ giáo viên nhân viên và học sinh.
        - Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.
        - Nhà trường phối hợp với các gia đình các tổ chức trong cộng đồng thực hiện các hoạt động trong giáo dục. Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của Pháp luật.
II. Thành tích đạt được:
         1. Báo cáo thành tích căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao trong năm học:
Cán bộ giáo viên nhân viên và học sinh nhà trường thực hiện tốt  chủ đề năm học “ Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục”. Cùng với cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” . Trường tổ chức cho toàn thể CBGV-NV quán triệt mục tiêu, yêu cầu 5 nội dung của tỉnh uỷ và 3 nội dung của huyện uỷ về  cuộc vận động để thực hiện có hiệu quả trong năm học 2010 – 2011 và tiếp tục vận động CBGV-NV và học sinh: “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức là văn minh” . Đồng thời thực hiện tốt nghị quyết của đại hội Đảng các cấp. Thi đua “ Thầy dạy tốt, trò học tốt” Giáo viên của trường có nhiêu gương điển hình ( Cô Anh, cô Thùy, thầy Hưng, cô Giang…)Học sinh của nhà trường đã có nhiều gương người tốt việc tốt, không nói tục chửi thề, tham gia tốt công tác xã hội… Nhiều học sinh ngoan học giỏi (  em Long; em Hồng Nhi; em Nhật Thi; em Thảo Nguyên…). Trong năm học nhà trường đã đạt được một số thành tích sau:
      2. Số lượng và chất lượng :
            a, Huy động số lượng: Số học sinh 220 em / 10 lớp, duy trì 100%
  b, Chất lượng văn hóa và hạnh kiểm:
* Hạnh kiểm: 220 em- Thực hiện đầy đủ 100%
          *Học lực:
 Chất lượng học sinh đã được nâng lên rõ rệt có học sinh giỏi  cấp Huyện trở lên “năm 2008-2009 có 5 em đạt học sinh giỏi huyện; năm 2009-2010 có 11 em đạt học sinh giỏi ( trong đó có 1 em đạt giải nhì môn Anh văn và giải ba viết chữ đẹp cấp tỉnh); năm học 2010-2011 Trường  có 21 em đạt học sinh giỏi huyện và  5 em giỏi tỉnh (So với năm học 2009-2010, trường chỉ đạt ở cấp huyện 11 em tăng 16 em.( trong đó 1 giải nhất, 2  giải nhì, 7 giải ba và 11 giải khuyến khích cấp huyện. 1 giải nhất , 2 giải ba, 2 giải khuyến khích cấp tỉnh;  và 1  em đạt giải khuyến khích IOE cấp Quốc gia),Trường đạt giải nhất toàn đoàn Olympic tiếng Anh cấp huyện, giải nhì cấp tỉnh. Học sinh khá giỏi chiếm tỷ lệ khá cao. So với năm học 2006-2007 có 3 em học sinh giỏi huyện, năm 2010-2011 tăng 9 lần ( 27 học sinh).
          Giỏi 83 em- Tỷ lệ: 37,7%, tăng 1% so với năm 2009-2010; so với năm 2006-2007 tăng 8,6%
          Khá  81 em-Tỷ lệ: 36,8%, tăng 0,5% so với năm 2009-2010; so với năm 2006-2007 tăng 10,2%
          Học sinh lên lớp thẳng 99,55% ( có 1 em lớp 1 khuyết tật).
 Ca khúc hoa phượng đỏ đạt giải nhì cấp huyện(2010). Bóng đá nhà trường đã đạt giải nhất nam và nhất nữ; giải Fairplay (2011).
Nhà trường đã triển khai tốt các chuyên đề, áp dụng các sáng kiến cải tiến kỹ thuật như “ Một số giải pháp về công tác xã hội hóa giáo dục trong việc xây dựng cơ sở vật chất ở trường học”; “Một số biện pháp để từng bước xây dựng trường học thân thiện…”;Tổ chức trò chơi trong tiết đạo đức lớp 3”; “Rèn chữ giữ vở cho học sinh”; “ Phát triển kỹ năng nói tiếng Anh” … các đề tài khoa học đã áp dụng có hiệu quả ở đơn vị và các trường trong khu vực( có 1 em đạt giải  khuyến khích IOE  cấp quốc gia, 27 giải cá nhân từ cấp huyện trở lên và 5 giải tập thể). 
       Đối với cán bộ giáo viên- nhân viên nhà trường, 1 giải nhất thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 1 giải ba giáo án điện tử cấp tỉnh, Được Phòng GD&ĐT công nhận 4 giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 13 giáo viên dạy giỏi cấp trường. Thi giáo viên cấp huyện đạt giải nhì và giải ba cá nhân, giải ba toàn đoàn về giáo viên dạy giỏi, phong trào văn nghệ cũng đạt các thứ hạng cao ở cấp huyện và cấp tỉnh.
      - Việc đổi mới công tác quản lý cải cách hành chính
+ Quản lý điều hành mọi hoạt động của nhà trường, chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về toàn bộ hoạt động của nhà trường.
+ Tổ chức thực hiện những quy định về trách nhiệm của nhà trường, nhà giáo, cán bộ- viên chức, của người học trong quy chế này.
+ Lắng nghe và tiếp thu những ý kiến của cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường thông qua họp hội đồng nhà trường, sinh hoạt tổ, hoạt động đoàn thể, hội họp phụ huynh học sinh, trao đổi trực tiếp của cá nhân… và có biện pháp giải quyết đúng theo chế độ chính sách hiện hành của nhà nước, theo nội quy, quy chế, điều lệ của nhà trường và phù hợp với thẩm quyền, trách nhiệm được giao của hiệu trưởng.
+ Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý nhà trường. Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể, các cá nhân trong nhà trường, phát huy dân chủ trong tổ chức hoạt động của nhà trường.
+ Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra hoạt động của cấp dưới trực tiếp trong việc thực hiện dân chủ và giải quyết kịp thời những kiến nghị của cấp dưới theo thẩm quyền được giao.
+ Thực hiện chế độ hội họp theo định kỳ sau:
- Hàng tuần họp hội ý giữa hiệu trưởng và phó hiệu trưởng.
- Hàng tháng họp giao ban Ban giám hiệu với Bí thư chi bộ, các tổ trưởng, đại diện BCH công đoàn và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh để đánh giá việc thực hiện công tác tháng qua, lắng nghe ý kiến đóng góp từ đó định ra những công việc chủ yếu thực hiện trong tháng tới.
- Một tháng tổ chức họp hội đồng nhà trường 1 lần.
- Một tháng tổ chức họp chuyên môn 2 lần.
- Một tháng tổ chức họp các đoàn thể 1 lần.
- Cuối học kì I và cuối năm học tổ chức đánh giá tổng kết hoạt động và tổ chức khen thưởng tại trường học.
- Cuối năm thực hiện đánh giá người dạy, cán bộ- viên chức về việc thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch công tác và hoạt động chung của nhà trường, công khai kết quả đánh giá và lưu trữ trong hồ sơ cá nhân.
- Phối hợp với tổ chức công đoàn trong nhà trường tổ chức hội nghị cán bộ công chức mỗi năm một lần theo qui định của nhà nước.
- Các giải pháp công tác sáng kiến kinh nghiệm và đề tài nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào việc dạy học đem lại kết quả rất cao.
        3.  Chất lượng và đội ngũ CBGV-NV so với những năm trước
      a) Chất lượng đại trà được duy trì và nâng cao 100% học sinh được xếp loại hạnh kiểm thực hiện đầy đủ 100% . Tỷ lệ học sinh giỏi, học sinh tiên tiến so với 3 năm học cụ thể như sau :

Năm học
Học sinh giỏi
Học sinh tiên tiến
Học sinh lên lớp thẳng
SL
TL
SL
TL
SL
TL
2008 - 2009
84
34,4
85
34,8
244
100
2009 - 2010
85
36,8
84
36,3
231
100
2010 - 2011
83
37,7
81
36,8
220
100


 b) Xây dựng đội ngũ tổng số giáo viên : 20 CBGV – NV

Năm học
LĐTT
CSTĐCS
CSTĐCT
SL
TL
SL
TL
SL
TL
2008 - 2009
18
94,7
12
63,2
0
0
2009 - 2010
18
94,7
13
68,4
01
5,3
2010 - 2011
19
95
10
50
0
0

       - Cá nhân: Tổng số hoàn thành nhiệm vụ: 20/20 CBGV-NV; tỷ lệ: 100%
     -Tổng số đạt Lao động tiên tiến: 19/20 CBGV-NV; tỷ lệ: 95%
    -Tổng số đạt CSTĐCS: 10/20 CBGV-NV ; tỷ lệ: 50 %
    -Tổng số đạt CSTĐ cấp tỉnh: 0 CBGV-NV; tỷ lệ: 0 %
       Đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên không có người vi phạm kế hoạch hóa gia đình,
Không có viên chức nào bị kỉ luật.
Bên cạnh đó nhà trường đã tổ chức đọc báo đội và làm theo báo đội, mua thêm 65 bản sách thiếu nhi, các hoạt động văn nghệ thể dục thể thao trường đều đạt giải ở cấp huyện. Năm học 2010-2011 trường được UBND xã hổ trợ kinh phí trên 100.000.000 đồng xây 40 mét tường rào, di dời mồ mả, san lấp mặt bằng phía trước. Mua sắm thêm 2 máy in, ghế làm việc ở văn phòng, trang trí diềm ở các phòng học, tu sửa phòng hội đồng  bằng nguồn kinh phí giảng dạy cả ngày và hội cha mẹ học sinh đóng góp tổng kinh phí trên 40.000.000 đồng.
   4.Các biện pháp và giải pháp tổ chức chỉ đạo phong trào thi đua có hiệu quả:
        - Nhà trường tiến hành Hội nghị CBVC đầu năm học, để triển khai kế hoạch năm học đến từng bộ phận, từng giáo viên.
       - Tăng cường sự lãnh đạo của đảng tham mưu tốt cùng địa phương phối hợp với tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường để thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục.
        Tập trung chỉ đạo về công tác chuyên môn, thực hiện tốt chủ đề năm học: "Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Đồng thời tiếp tục thực hiện cuộc vận động của ngành: " Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục".
         Tổ chức kiểm tra dự giờ thăm lớp về hiệu suất sử dụng thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy . Tập trung bồi dưỡng và phụ đạo học sinh. Xây dựng tập thể đoàn kết, giúp đỡ nhau trong chuyên môn trong công tác hàng ngày, thực hiện nghiêm túc chỉ thị của Thủ tướng chính phủ về thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
        Công tác tham mưu phối hợp, tổ chức vận động học sinh tròn độ tuổi ra lớp, duy trì số lượng:
   - Tham mưu với UBND các đoàn thể xã về việc vận động học sinh ra lớp, biện pháp duy trì số lượng 100%
   - Tham mưu với chuyên môn PGD &ĐT  về hoạt động chuyên môn của trường.
    - Phối hợp với Hội đồng nhà trường để bàn bạc đề ra biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm học.
   - Phối hợp với công đoàn trường về việc vận động đội ngũ thực hiện nhiệm vụ năm học, chấp hành pháp luật, thực hiện nghĩa vụ người công chức ở cơ quan và người công dân nơi cư trú.
   - Phối hợp với Hội đồng đội huyện về việc xây dựng nề nếp tổ chức, sinh hoạt của Liên đội. Xây dựng trường học thận thiện học sinh tích cực.
    - Phối hợp với hội cha mẹ học sinh trường về việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Giáo dục học sinh cá biệt, việc nâng cao chất lượng, tổ chức các hoạt động trong nhà trường và mua sắm thêm trang thiết bị dạy học, xây dựng cảnh quan trường lớp để từng bước xây dựng các tiêu chí của trường để đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.
    * Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục :
       - Bố trí đội ngũ theo quy định của bậc tiểu học.
      - Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải dạy đủ, đúng chuẩn của chương trình. Bên cạnh đó bồi dưỡng  chương trình nâng cao cho học sinh giỏi các mặt.
       - Thực hiện có hiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tinh tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh, đưa công nghệ thông tin vào công tác quản lý và dạy học. Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn, đổi mới hình thức sinh hoạt cơ quan.
     * Các giải pháp về đổi mới công tác quản lý:
     - Nhà trường, các tổ ban phải lập kế hoạch hoạt động hằng tháng, tuần, cụ thể từng ngày niêm yết tại phòng hội đồng.
    - Thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch hằng tuần, ngày đã được thông qua trong cuộc họp cơ quan, có sự điều chỉnh khi có công việc đột xuất.
    - Làm việc theo tình hình của đơn vị trường học. Giáo viên phải lên lớp đúng thời gian biểu theo thời khóa biểu. CB-NV làm việc theo giờ hành chính.
   - Đi làm đúng giờ, trang phục phù hợp với người công chức và giáo viên lên lớp.
   - Hiệu trưởng theo dõi tình hình chung  nắm toàn bộ hoạt động trong nhà trường.
   - Phó hiệu trưởng điều hành các Tổ trưởng thực hiện nhiệm vu chuyên môn, có trách nhiệm đôn đốc các thành viên trong tổ thực hiện nhiệm vụ và theo dõi quá trình công tác của từng thành viên trong tổ minh
   - Khi giáo viên, nhân viên ốm đau, nghỉ phép phải được sự đồng ý của tổ trưởng, PHT và sự cho phép của Hiệu trưởng.
   5. Thực hiện nhiệm vụ khác:
Trường còn có nhiệm vụ giáo dục tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết chỉ thị thông tư của Ngành, của địa phương đến từng cán bộ giáo viên nhân viên và học sinh. Thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Nhà trường phối hợp với Công đoàn chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, tổ chức tham quan học tập cho CBGV-NV trong dịp nghỉ hè . Bên cạnh hoạt động dạy và học các tổ chức Công đoàn, Chi đoàn, Hội chữ thập đỏ, Liên đội  của nhà trường  được củng cố. Các tổ chức đều được cấp trên khen thưởng hàng năm.
Trong năm 2010-2011 Chi bộ kết nạp thêm 1 đảng viên ( 9/4 nữ đảng viên). Chi bộ được công nhận là chi bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu 3 năm liền.
  6. Phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới:
Chiêu sinh lớp đầu cấp đạt 100%.Duy trì số lượng không ngừng nâng cao chất lượng, giáo viên tự học tự rèn để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, tăng cường việc sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy của mình, tạo thêm sự gần gủi giữa thầy và trò.
Tiếp tục tham mưu với chính quyền địa phương , lãnh đạo Phòng GD&ĐT về việc kiên cố hóa trường học, xây dựng công trình vệ sinh và trang cấp bàn ghế học sinh, bàn ghế phòng hội đồng…để trường có điều kiện xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia .
Phối hợp với công đoàn cơ sở, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Hội cha mẹ học sinh để xây dựng kế hoạch hành động có sự phân công cụ thể cho từng thành viên trong ban chỉ đạo. Phát động phong trào thi đua trong tập thể CBGV-NV và học sinh, khen thưởng động viên kịp thời “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Tổ chức và chỉ đạo học tập theo nhóm Thể dục, Anh văn, Nhạc và Tin học trong nhà trường một cách nghiêm túc và có hiệu quả, các bộ môn đều có học sinh năng khiếu và được bồi dưỡng một cách thường xuyên. Duy trì mũi nhọn học sinh giỏi. Chỉ đạo việc đánh giá xếp loại học sinh theo quy định của quy chế chuyên môn, không chạy theo thành tích mà chú trọng đến  thực chất. Giáo viên giảng dạy sử dụng những thiết bị sẵn có và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Có giáo án đạt giải ở Tỉnh
Nhà trường đã triển khai và quán triệt đạo đức của nhà giáo " Thầy mẫu mực trò chăm ngoan, môi trường giáo dục lành mạnh".CBGV-NV và học sinh “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” .
* Đánh giá chung so với 3 năm học trước đây chất lượng học sinh khá ,giỏi tăng lên nhiều không có học sinh bỏ học nghỉ học, về chỉ đạo chuyên môn dạy và học và các phong trào hoạt động ngoài giờ nổi trội rõ rệt đặc biệt là  mũi nhọn học sinh giỏi huyện và tỉnh tăng 8 lần.Trình độ tay nghề và sử dụng công nghệ thông tin của CBGV- NV ngày một nâng cao .
          - Tỷ lệ tuyến sinh vào lớp 1: 100%.
- Tỷ lệ duy trì sĩ số đạt: 100%.
- Tỷ lệ lên lớp thẳng đạt: 99,55%
- Tỷ lệ HTCT Tiểu học đạt: 100%
- Hiệu quả đào tạo: 100%
- Học sinh đạt giải khuyến khích cá nhân cấp Quốc gia : 01
            - Học sinh đạt giải cá nhân cấp tỉnh: 5
          - Học sinh đạt giải cá nhân cấp huyện: 21

III- Các hình thức khen thưởng đã được ghi nhận .
Năm học
Hình thức thi đua, khen thưởng đã đạt

Số Quyết định, ngày cấp

2007-2008
Giấy chứng nhận:Tập thể LĐTT
Số: 620/QĐUBND Huyện Hương Trà ngày 05/8/2008
2008-2009
Giấy chứng nhận:Tập thể LĐTT
Số: 664/QĐUBND Huyện Hương Trà ngày 10/8/2009
2009-2010
Giấy chứng nhận:Tập thể LĐTT
Số: 588/QĐUBND Huyện Hương Trà ngày 23/7/2010
2010-2011
Giấy chứng nhận:Tập thể LĐTT
Số: 591/QĐUBND Huyện Hương Trà ngày 05/7/2011




                                                                                             Thủ trưởng đơn vị
                                                                                                   Hiệu trưởng





                                                                                              Nguyễn Xuân Lựa
                                                      
                        
                                              





Xác nhận của cấp trình khen
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hương Trà
                                                                                  




                                                                                               








Xác nhận của UBND huyện Hương Trà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét