hình ảnh hoạt động

hình ảnh hoạt động
Thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh

Thứ Ba, 18 tháng 1, 2011

SKKN-Tổ chức trò chơi trong tiết Đạo đức lớp 3

                                   
Đề nghị công nhận danh hiệu:  CSTĐ  cấp cơ sở.
Tên đề tài:  Tæ chøc trß ch¬i trong tiÕt §¹o ®øc - Líp 3
I. Sơ yếu lý lịch
Họ và tên: TRẦN NGỌC ANH
Sinh ngày 01 tháng 11 năm 1975
Quê quán: Hương Toàn, Hương Trà, Thừa Thiên Huế.
Nơi thường trú: Hương Toàn, Hương Trà, Thừa Thiên Huế.
Đơn vị công tác: Trường tiểu học số 1 Hương Xuân.
Công việc được giao: Giáo viên chủ nhiệm lớp 3B.
Trình độ chuyên môn: ĐHSP
* Những khó khăn, thuận lợi của nhà trường
Trường Tiểu học số 1 Hương Xuân được thành lập từ ngày 19 tháng 6 năm 1995. Trường được xây dựng tại thôn Liễu Nam, giảng dạy và giáo dục con em ở 4 thôn: Trung Thôn, Liễu Nam, Thượng Thôn và Thanh Khê.
Địa điểm của trường: phía Nam giáp với xã Hương Chữ, phía Bắc giáp với xã Hương Văn, phía Tây giáp với xã Hương Bình và phía Đông giáp với xóm Tháp xã Hương Xuân. Chức năng chủ yếu là giảng dạy giáo dục học sinh tiểu học.
     Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học trường có những thuận lợi và khó khăn sau:
            - Khó khăn: Vùng bán sơn địa chủ yếu là nông nghiệp, ngành nghề ít phát triển, hộ đói nghèo chiếm tỷ lệ khá cao (trên 12%). Cơ sở vật chất tường rào chưa được đảm bảo, công trình vệ sinh còn dùng chung thầy và trò. Việc di dời mồ mả còn chậm, hiện còn 33 ngôi mộ chưa được di dời ( đã di dời 77 ngôi). Khó khăn cho nhà trường trong việc xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia. Học sinh đến trường xa nhất 5 km ( học sinh thôn Thanh Khê).
            - Thuận lợi: Trường được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của Phòng GD&ĐT Hương Trà, sự quan tâm của cấp Uỷ Đảng, chính quyền địa phương, sự đồng tình ủng hộ của phụ huynh, học sinh ngoan và hiếu học, tham gia tốt các loại hình bảo hiểm. Trường có đội ngũ giáo viên trẻ tay nghề khá vững vàng, đủ giáo viên đặc thù. Trường có học sinh giỏi các mặt từ cấp Huyện trở lên. Năm học 2007-2008 và 2008-2009 trường đạt danh hiệu: Tập thể lao động tiên tiến.
CBGV - NV (biên chế): 17 người và kết quả xếp loại thi đua:
- 06 người: CSTĐCS
-10 người: Lao động tiên tiến
- 01 người: Hoàn thành nhiệm vụ.
 Thành tích đạt được trong việc thực hiện hiệm vụ của đơn vị
            Chất lượng học sinh đã được nâng lên rõ rệt có học sinh giỏi văn hoá TDTT cấp Huyện trở lên. Học sinh khá giỏi chiếm tỷ lệ khá cao(Giữa kỳ II 39%) so với năm học trước tăng 07%, đây là con số thực chất mà thầy và trò đã nổ lực cố gắng.
Nhà trường đã triển khai tốt các chuyên đề, áp dụng các SKKN như rèn chữ giữ vở cho học sinh ( có 1 em đạt giải ba thi viết chữ đẹp , giải ba môn Olympic tiếng Anh    1 em đạt giải khuyến khích môn Olympic toán cấp Tỉnh), có 2 em đạt học sinh giỏi khối 5, 1 em khối 4 và 3 em khối 3 cấp Huyện. Bên cạnh nhà trường đã tổ chức đọc báo đội và làm theo báo đội, mua thêm 35 bản sách thiếu nhi, các hoạt động văn nghệ thể dục thể thao trường đều đạt giải ở cấp Huyện. Bên cạnh những thành tích về học tập trong năm học 2009-2010, trường đã xây cổng trường do nguồn kinh phí của Hội cựu học sinh, phụ huynh, CBGV-NV, các nhà hảo tâm và các doanh nghiệp hỗ trợ . Ngoài ra nhà trường còn quét vôi và sửa chữa công trình vệ sinh, có nước máy, mua cây xanh cây cảnh... bằng nguồn kinh phí giảng dạy cả ngày và hội cha mẹ học sinh đóng góp tổng kinh phí trên 30 triệu đồng.
   * Thành tích cá nhân đạt được
- Năm học 2009-2010 bản thân đã thực hiện tốt một số công việc sau:
Dạy học theo chuẩn kiến thức và kỹ năng các môn học- Được Sở Giáo dục và Đào tạo khen thưởng. Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin vào bài dạy. Bản thân đã tham gia thi giáo án điện tử đạt giải ba cấp Tỉnh. Luôn tham gia tốt các phong trào của trường và Phòng Giáo dục tổ chức. Tạo môi trường học tập thân thiện, giúp học sinh có hứng thú học tập và đạt kết quả tốt. Luôn đổi mới phương pháp và các hình thức dạy học phù hợp với trình độ của học sinh trong tất cả các môn học. Chính vì thế, trong năm học 2009 - 2010 , bản thân đã chọn đề tài “ Tổ chức trò chơi trong tiết Đạo đức – Lớp 3”
       
 I. Cơ sở lý luận, đặt vấn đề
        Đạo đức là một môn học rất quan trọng trong chương trình tiểu học. Đối với chương trình đạo đức lớp 3 không chỉ giáo dục quyền, bổn phận, trách nhiệm của học sinh đối với gia đình, nhà trường, xã hội, môi trường tự nhiên mà còn giáo dục trách nhiệm của các em đối với chính bản thân như: Biết tự trọng , tự tin, hài lòng về những điểm tốt của bản thân, biết quan tâm giữ gìn vệ sinh và hình thức bên ngoài của bản thân, biết giữ gìn đồ dùng, sách vở cá nhân, biết bảo vệ an toàn cho bản thân học sinh... Để giúp học sinh lĩnh hội những nội dung trên một cách nhẹ nhàng, sinh động và có hiệu quả thì là một vấn đề không đơn giản. Để tránh được tính chất nặng nề, áp đặt trước đây, đòi hỏi người giáo viên cần đổi mới phương pháp dạy học và các hình thức học tập. Các phương pháp và hình thức dạy học đạo đức lớp 3 rất phong phú, đa dạng, bao gồm các phương pháp truyền thống lẫn hiện đại. Một trong những hình thức tổ chức dạy học theo xu hướng đổi mới đó là tổ chức các trò chơi học tập. Không ai có thể phủ nhận được những mặt tích cực mà việc tổ chức trò chơi học tập  đã mang lại sau những tiết dạy. Đối với môn đạo đức lớp 3 - Việc tổ chức trò chơi  cho học sinh là rất phù hợp. Phù hợp với tâm lý lứa tuổi  của học sinh lớp 3: nhận thức còn  cảm tính, trực tiếp và cụ thể. Vì vậy các nội dung giáo dục cần phải chuyển tải đến học sinh một cách nhẹ nhàng, sinh động thông qua các trò chơi. Qua trò chơi, HS không những được phát triển về các mặt trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ mà còn được hình thành nhiều phẩm chất và hành vi đạo đức. Nhưng tổ chức trò chơi vào lúc nào trong mỗi tiết dạy, thiết kế trò chơi như thế nào để đảm bảo kiến thức về đạo đức, cách chơi ra sao để đạt hiểu quả..... đó là những vấn đề mà tôi đã quan tâm đến để giúp tiết học đạo đức ngày càng mang lại hiệu quả cao.
       II. Số liệu và thực trạng ban đầu
        Năm học 2009 - 2010 tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 3B, qua khảo sát một bài đạo đức ( Kính yêu Bác Hồ), kết quả cho thấy:
-         Hoàn thành tốt:      10 em -  43,5%
-         Hoàn thành     :      10 em -  43,5%
-         Chưa hoàn thành :  3  em -   13 %
   Trong bài học này, các em đã được chơi trò chơi “ Phóng viên”. Khi nghe đến trò chơi các em rất hào hứng, nhưng lúc chơi thì nhiều em chơi chưa tự giác, nhút nhát, không mạnh dạn. Một số bạn còn lúng túng trong lời nói, khả năng giao tiếp chậm chạp, tiết học khô khan, nhàm chán. Đó là những trở ngaị khi tổ chức trò chơi. Từ đó , tôi đã suy nghĩ một số giải pháp sau để giúp HS học tập tốt hơn trong việc tổ chức thực hiện trò chơi.
III.Một số giải pháp giải quyết
·        Tổ chức trò chơi là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hiện những thao tác, hành động phù hợp với chuẩn mực đạo đức thông qua trò chơi nào đó.
       1.Thời gian tổ chức trò chơi:
      Đối với môn Toán, Tiếng Việt , trò chơi thường được đưa vào bước
củng cố bài học”. Nhưng với môn đạo đức thì trò chơi có thể đưa vào bất cứ bước nào của tiết học. Có thể trò chơi được bắt đầu từ phần khởi động, Ví dụ: Bài “ Chăm sóc vật nuôi, cây trồng”, để mở bài, giáo viên cho học sinh chơi trò chơi “ Đố vui.......”.
     Trò chơi diễn ra ngay trong việc hình thành  những kiến thức, chuẩn mực hành vi đạo đức cho các em như bài : “ Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác”. Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện trò chơi đóng vai để xử lý tình huống, hoặc tổ chức cho học sinh đóng vai trong các tình huống của bài “ Chia sẻ vui buồn cùng bạn” . Chúc mừng khi bạn được điểm tốt, khi bạn có niềm vui, an ủi, động viên khi bạn gặp khó khăn.....
Trò chơi cũng có thể tổ chức trong phần củng cố bài để giúp các em khắc sâu kiến thức. Ví dụ : Trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng” trong bài : “ Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước”.
    2. Các bước thực hiện trò chơi
1)      Bước 1: Nêu tên trò chơi:
-         GV nêu tên trò chơi : trước lúc chơi, GV nêu rõ tên của trò chơi nhằm kích thích  sự tò mò, chờ đợi, khí thế hào hứng của HS
-         Ví dụ: Trong bài “Kính yêu Bác Hồ”:
 Sau khi học xong bài, GV nêu : Cô sẽ cho các em chơi 1 trò chơi có tên gọi là “phóng viên”.
2)     Bước 2 :  Phổ biến luật chơi
a)     Nêu nội dung trò chơi:
-         Nội dung trò chơi phải được phân cắt thành những yêu cầu, những đơn vị kiến thức.
-         Nội dung trò chơi phải minh hoạ một cách sinh động cho các mẫu hành vi đạo đức, tạo được những biểu hiện rõ rệt ở HS, giúp các em ghi nhớ dễ dàng và lâu bền.
-         GV cần nêu rõ ràng nội dung của trò chơi: nếu HS chưa rõ, gv nêu lại
-         Cho HS nhắc lại nội dung trò chơi.
Trong bước này, GV cần cố gắng làm sao cho tất cả các em đều phải biết được nội dung của trò chơi.
Ví dụ nêu nội dung trò chơi “Ai chăm chỉ hơn ai”:
+ Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 5HS
+ Hai đội oẳn tù tì để dành quyền ra câu hỏi trước
+ Ra câu hỏi bằng cách diễn tả 1 công việc nhà bằng hành động như kịch câm. Ví dụ : quét nha, lau bàn, sắp xếp chỗ học...
+ Đội còn lại xem hành động và nêu tên việc làm mà đội bạn diễn tả. Nếu nêu đúng tên việc sẽ được 2bông hoa, nếu nêu sai thì đội bạn nêu đáp án và được 2 bông hoa.
+ Đội thắng cuộc là đội nhận được nhiều bông hoa.
- Cho HS chơi thử
b)     Chia  nhóm, đặt tên nhóm và ấn định số lượng thành viên tham gia trò chơi cho mỗi nhóm.
-         Mỗi nhóm cử số thành viên tham gia theo yêu cầu do GV đặt ra : có thể lên trước lớp xếp hàng hoặc đứng tại chỗ tuỳ theo yêu cầu của trò chơi.
-         Cũng có thể chơi theo nhóm( nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 hay nhóm 5 ) 
c)     Chọn trọng tài : Trọng tài là HS hoặc GV. Nhưng cần lưu ý đến các trường hợp phạm luật.
3)     Bước 3 : Tiến hành trò chơi:
-         GV hô hiệu lệnh dứt khoát cho các nhóm đồng loạt tiến hành.
-         Chí ý về thời gian chơi: Chơi trong bao nhiêu phút: 3phút, 4phút hay 5phút...
-         Trọng tài chú ý quan sát, điều chỉnh, giúp đỡ các thành viên về cách chơi.
GV lưu ý không nên cho HS đồng loạt cùng chơi mà nên cho lần lượt các em tiến hành chơi dưới dạng tiếp sức.
4)     Bước 4: Tổng kết trò chơi :
-         Trọng tài công bố kết quả : nêu nhận xét đánh giá, nêu đội thắng cuộc.
-         GV nêu nhận xét về cách chơi: tuyên dương HS, đặc biệt là các nhóm  có cố gắng hơn.
-         Không nên chê HS trong khi tiến hành tổ chức trò chơi.
-         Nêu câu hỏi để rút ra bài học từ trò chơi hoặc nộị dung được giáo dục qua trò chơi.
IV. Kết quả.
        Cùng với học tập, vui chơi là một nhu cầu không thể thiếu của học sinh tiểu học. Do đó trò chơi được đưa vào quy trình dạy học môn đạo đức như là một phương pháp dạy học tích cực.
-   Tổ chức trò chơi làm cho không khí trở lớp học trở nên sôi nổi, sinh động hơn
- HS được lôi cuốn vào quá trình luyện tập một cách tự nhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm
- Giải toả được những căng thẳng, mệt mỏi trong học tập.
- Qua việc tham gia trò chơi, học sinh thực hiện được những thao tác, hành vi đạo đức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, thoải mái. Từ đó các em tự tin vận dụng vào  thực tiễn cuộc sống của mình. - Việc tổ chức trò chơi đã tăng cường giáo dục mối quan hệ đẹp đẽ, mang tính nhân ái giữa các em, rèn luyện cho học sinh tự tin, mạnh dạn trước đám đông, giáo dục ý thức ham học hỏi, mang lại nhiều niềm vui nhận thức, phát huy tính tích cực, chủ động , sáng tạo, tạo môi trường thân thiện trong học tập.
   -    Tăng cường khả năng giao tiếp giữa HS với HS, giữa HS với GV.
   *   Qua đợt khảo sát cuối năm, lớp 3B có chất lượng về môn đạo đức như sau:
   -    Hoàn thành tốt : 17 em :  73,9%
-         Hoàn thành      : 6 em   :  26,1%

V. Khẳng định kinh nghiệm
-         Giáo viên chuẩn bị trò chơi phù hợp với nội dung bài dạy ( Qua trò chơi thì sẽ giáo dục  được gì cho các em?), phù hợp với đặc điểm và trình độ học sinh lớp 3.
-         Trò chơi dễ tổ chức, thực hiện, học sinh phải nắm được quy tắc và nội dung của trò chơi.
-         Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo điều kiện cho mọi học sinh đều được tham gia trò chơi.
-         Trò chơi phải được thay đổi, lun phiên một cách hợp lý để không gây nhàm chán.
-         Sau khi chơi, giáo viên cần cho học sinh thảo luận để nhận ra ý nghĩa giáo dục của trò chơi.
-         Lựa chọn thời gian để tổ chức trò chơi hợp lý.
-         Thiết kế trò chơi đảm bảo khoa học, phù hợp với môn học.
-         Khi tổ chức trò chơi cần tiến hành đầy đủ 4 bước.
-         Giáo dục tính đoàn kết, kỷ luật trong lúc chơi.
-         Tạo ra môi trường thân thiện trong lúc chơi.
        


                                    Hương Xuân, ngày 15 tháng 5 năm 2010

                                                                   Người thực hiện


                                                 TrÇn Ngäc Anh



ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC GIÁO DỤC
TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 HƯƠNG XUÂN
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
.................................................................................................................................
Xếp loại:…………..
Hương xuân, ngày…..tháng 5 năm 2010
Hiệu trưởng
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


Nguyễn Xuân Lựa


ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC GIÁO DỤC
PHÒNG GD& ĐT HƯƠNG TRÀ

…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
Xếp loại:…………..

Hương Trà, ngày…..tháng 5 năm 2010
Trưởng phòng
 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


Trương Văn Đới

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét